Vận dụng cách tiếp cận quốc tế vào quy hoạch nông thôn Việt Nam

08/09/2014
Phát triển nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ với phát triển nông thôn, trong đó quy hoạch nông thôn là yếu tố tiên quyết đầu tiên. Trên thế giới, quy hoạch xây dựng nông thôn mới không còn xa lạ và cũng có rất nhiều bài học kinh nghiệm thành công. Tuy nhiên, vẫn còn đó câu hỏi chính vẫn còn để ngỏ cần được đặt ra với công tác quy hoạch nông thôn mới theo hướng bền vững: “Quy hoạch là để phát triển nhưng cần theo cách tiếp cận nào và định hướng nào?”. Bài viết này dựa trên kinh nghiệm quốc tế để tìm lời giải đáp câu hỏi đó. Phát triển nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ với phát triển nông thôn, trong đó quy hoạch nông thôn là yếu tố tiên quyết đầu tiên. Trên thế giới, quy hoạch xây dựng nông thôn mới không còn xa lạ và cũng có rất nhiều bài học kinh nghiệm thành công. Tuy nhiên, vẫn còn đó câu hỏi chính vẫn còn để ngỏ cần được đặt ra với công tác quy hoạch nông thôn mới theo hướng bền vững: “Quy hoạch là để phát triển nhưng cần theo cách tiếp cận nào và định hướng nào?”. Bài viết này dựa trên kinh nghiệm quốc tế để tìm lời giải đáp câu hỏi đó.  
Xây dựng chiến lược phát triển cộng đồng nông thôn bền vững 
Khu dân cư nông thôn có thể phát triển theo cách tiếp cận hành chính (xã) hay cách tiếp cận “dựa vào cộng đồng” hay “cộng đồng làm chủ” (Community Based/Community Driven). Hiện nay nhiều quốc gia và tổ chức phát triển quốc tế (như ngân hàng Thế giới) ưa chuộng cách tiếp cận sau, vì ở nông thôn sự gắn kết cộng đồng rất mạnh mẽ, tạo ra nguồn vốn xã hội (Social Capital) hữu dụng có thể huy động cho phát triển. Chúng ta nên theo cách tiếp cận dựa vào cộng đồng vì rất phù hợp với Quy chế dân chủ ở cơ sở và các phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. 
Dựa trên kinh nghiệm quốc tế về Chiến lược phát triển đô thị (CDS) với 4 yếu tố đánh giá là chất lượng sống (Livability), năng lực cạnh tranh (Competitiveness), trị lý giỏi (Good Governance) và tài chính mạnh (Bankability), Việt Nam nên đưa ra một chiến lược tương tự đối với nông thôn, gọi là Chiến lược phát triển cộng đồng nông thôn (Rural Community Development Strategy/RCDS) cũng bao gồm 4 thước đo chính bao gồm chất lượng sống, hiệu quả, trị lý giỏi và khả năng tiếp cận (Accessbility). Hai yếu tố đánh giá trước của RCDS là đầu ra còn hai yếu tố đo sau là đầu vào, là điều kiện thực hiện hai độ đo trước.