Loading...

BỆNH BẠCH HẦU và Những điều cần biết:

09/07/2024
Theo Bộ Y tế, bệnh bạch hầu lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Biến chứng bệnh bạch hầu dễ gây suy hô hấp và tuần hoàn, liệt khẩu làm thay đổi giọng nói, sặc và khó nuốt khi ăn uống, lú lẫn. Nặng thì hôn mê, sau đó tử vong.
- Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày, có thể lâu hơn. Có khá nhiều triệu chứng xuất hiện trong 2 đến 5 ngày sau khi phơi nhiễm
- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Phòng bệnh đặc hiệu bằng cách tiêm vacxin.
z5616335958020_384c21d5f40b5b9b07885433c37f57a8-(1).jpg
z5616335957103_d1292941d823048dece0235568200867.jpg

Other

Thông tin liên hệ

Cơ quan: Xã Ia Rmok - huyện Krông Pa - tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: Xã Ia Rmok - huyện Krông Pa - tỉnh Gia Lai
Điện thoai: (059)3 - Fax: (059)3 - Email: phutuc@gialai.gov.vn
Người chịu trách nhiệm: Tô Văn Chánh - Chủ tịch UBND huyện Krông Pa
Giấy phép: 04/GP-TTĐT ngày 24/5/2016 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.
 
Copyright © 2017