Loading...

Đoàn Thanh niên xã Phú Cần tham gia cuộc thi với đề tài “Tín dụng chính sách xã hội giúp người dân phát triển kinh tế, làm giàu và giảm nghèo bền vững”.

12/12/2024

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, nhiều khó khăn tự vươn lên để phát triển kinh tế gia đình. Chính vì thế mà  trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội đã được các Bộ, Ban, ngành từ Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp quan tâm thực hiện tín dụng chính sách xã hội, góp phần to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Tham gia cuộc thi “Tín dụng chính sách xã hội - ý Đảng, lòng dân năm 2024” Đoàn Thanh niên xã Phú Cần xin gởi đến cuộc thi bài viết với đề tài “Tín dụng chính sách xã hội giúp người dân phát triển kinh tế, làm giàu và giảm nghèo bền vững”.

Xã Phú Cần là xã vùng 01 của huyện Krông Pa, nằm ở phía Nam huyện Krông Pa, cách trung tâm huyện khoảng 02 km; phía đông tiếp giáp xã Chư Ngọc; phía tây tiếp giáp xã Ia Rmok; Phía Nam giáp Sông Ba; phía bắc giáp Thị trấn Phú Túc. Tổng diện tích tự nhiên 2.578,35 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 2.054,48 ha; diện tích đất phi nông nghiệp 599,77 ha; diện tích đất chưa sử dụng 527,36 ha,.. Xã Phú Cần hiện nay có 6 thôn, buôn; dân số 1.659 hộ với 7.045 nhân khẩu (trong đó đồng bào DTTS chiếm hơn 63% dân số). Đời sống kinh tế người dân trên dịa bàn xã Phú Cần được cải thiện đáng kể tỷ lệ  nghèo toàn xã có 104 hộ với 512 khẩu chiếm 6,39%,  hộ cận nghèo 187 hộ với 849 khẩu chiếm 11,49%. Có 24 hộ vươn lên thoát nghèo bền vững; trong đó có 18 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số.

Khí hậu thời tiết: huyện Krông Pa nói chung và xã Phú Cần nói riêng do vị trí địa lý ảnh hưởng khí hậu của cả Tây nguyên và của cả vùng đồng bằng duyên hải miền Trung - Phú Yên, nên thời tiết khí hậu diễn ra khá phức tạp, khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài, mưa, bão nhiều vào những tháng cuối năm. Nhiệt độ trung bình của các ngày trong năm thường cao, độ ẩm không khí thấp hơn so với các địa bàn khác trong tỉnh.

Về tài nguyên đất: Với địa hình không bằng phẳng, nhiều đồi dốc, đất pha cát, tầng đất màu cạn, kết hợp với khí hậu khắc nghiệt nêu trên, nên đại đa số diện tích đất của địa bàn là bạc màu và thường xuyên bị xói lở nên có nhiều tác động xấu tới trồng trọt và chăn nuôi; Kết cấu hạ tầng được đầu tư nhưng không đồng bộ ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.

     Nhìn chung cơ cấu dân cư phát triển khá ổn định, nền kinh tế Xã phát triển đúng hướng, tăng trưởng đạt mức khá; thu nhập bình quân đầu người tăng đều hàng năm; các vấn đề xã hội, thực hiện chính sách đối với người có công, hoạt động nhân đạo từ thiện đều tổ chức triển khai tốt. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định.

Thuận lợi: xã Phú Cần là địa bàn có tiềm năng và lợi thế hơn so với một số xã khác trong huyện, là một xã gần trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện Krông Pa, có điều kiện tiếp cận các tiến bộ về khoa học kỹ thuật mới, là đầu mối giao lưu hàng hóa với các xã trong huyện và tỉnh bạn Phú Yên, có nhiều doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn, là vùng sản xuất chuyên canh cây thuốc lá (thuốc lá lá vàng, thuốc lá lá nâu), cây Sắn phát triển chăn nuôi hộ gia đình.

Nguồn nhân lực của Xã trong những năm gần đây nhìn chung có chất lượng khá tốt, số hộ sản xuất nông nghiệp đã qua đào tạo, tập huấn những kiến thức cơ bản về nâng cao kỹ thuật canh tác và ứng dụng tiến bộ khoa học vào nông nghiệp đạt 75%. Từ đó họ đã đã biết tiếp cận các mô hình kinh tế và phương pháp làm ăn mới để áp dụng vào kinh tế gia đình từng bước đã có hiệu quả.

Khó khăn: Trên địa bàn xã vẫn còn một bộ phận nguồn nhân lực (với 4/6 thôn buôn đa phần là bà con dân tộc thiểu số) chưa theo kịp với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay, sản xuất có nơi còn lạc hậu, không chịu đầu tư trong sản xuất mà chỉ phó mặc cho thiên nhiên, từ đó năng suất chất lượng cây trồng rất thấp, tỷ lệ hộ nghèo trong làng đồng bào dân tộc thiểu số còn ở mức cao. Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong Xã đa số phụ thuộc vào thiên nhiên, từ đó sản suất nông nghiệp thường xuyên bị mất mùa nên ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của địa phương.

Trong thời gian qua được sự quan tâm của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội đã nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã thật sự đi vào cuộc sống người dân, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội một cách thuận lợi và kịp thời, giúp người dân có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh; xây mới, sửa chữa nhà ở; giải quyết được việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn xã Phú Cần.

Đảng uỷ, chính quyền đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, là hoạt động thường xuyên, cần tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương. Đoàn Thanh niên xã Phú Cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; hành năm xây dựng kế hoạch Thực hiện kiểm tra 100% tổ Tiết kiệm và vay vốn. Tại mỗi Tổ TK&VV, thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay của tối thiểu 90% tổ viên đang còn dư nợ, tuyên truyền việc thực hiện thu lãi, huy động tiền gửi tiết kiệm, đến nay số dư tiết kiệm là 375 triệu đồng.Trong thời gian qua, Đoàn đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, nhận thức rõ vai trò của tín dụng chính sách xã hội, chủ động và tích cực tuyên truyền, lồng ghép tập huấn chuyển giao kỹ thuật và nhân rộng các điển hình, mô hình giúp nhau làm kinh tế, vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng. Những kết quả đó khẳng định sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân xã Phú Cần, qua đó nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các cấp, các ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước đề ra.

 
51697492de35646b3d24.jpg  
                      
Ảnh: Một số hình ảnh về hoạt động tuyên truyền của Đoàn TN xã    

Căn cứ văn bản thỏa thuận số 11789/VBLT-NHCS-HPN-HND-HCCB- ĐTNCSHCM ngày 28/12/2021 giữa Ngân hàng CSXHXH và 04 tổ chức chính trị - xã hội; tính đến ngày 24 tháng 11 năm 2024 Đoàn Thanh niên xã quản lý với tổng dư nợ hiện nay trên 7,7 tỷ đồng, thông qua 3 tổ TK&VV tại buôn Thim, với 151 tổ viên vay các chương trình tín dụng chính sách xã hội như: Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; Hộ Sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; Cải tạo, nâng cấp CTNS, CTVS; Học sinh, sinh viên; Hộ nghèo, hộ cận nghèo,…
 
             c97c758bdf2c65723c3d.jpg
Hình ảnh: họp Tổ TK&VV để bình xét vay vốn và triển khai các chính sách tín dụng mới    
    
Từ những nguồn vốn trên đã giúp cho đoàn viên, thanh niên thực hiện hàng trăm dự án trồng trọt, chăn nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần vươn lên thoát nghèo.
    Trong trồng trọt: nhiều hộ dân đã được tiếp cận nguồn vốn giải quyết việc làm để đầu tư vào trồng cây lấy củ có chất bột (cây Sắn), cây mía, trồng cây thuốc lá lá vàng, thuốc lá lá nâu cho năng suất cao.
Trong chăn nuôi: nguồn vốn giải quyết việc làm còn giúp cho người dân chăn nuôi bò sinh sản để thát nghèo bền vững.
 
             ab1a33019aa620f879b7.jpg
Hình ảnh: Mô hình chăn nuôi và phát triển đàn bò của Tổ viên Tổ TK&VV buôn Thim    

Những kết quả trên đã khẳng định Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần tích cực giúp đỡ người dân trong tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và dịch vụ, trở thành một tâm điểm trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn; khích lệ hàng trăm hộ dân phát huy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; đẩy mạnh việc thoát nghèo, giữ vững ổn định chính trị, góp phần quan trọng vào chương trình xây dựng Nông thôn mới trong làng đồng bào DTTS và giữ vững xã Nông thôn mới của Huyện Krông Pa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu đã khẳng định “Dân có giàu thì nước mới mạnh” chính vì thế mà để tín dụng chính sách xã hội thật sự phát huy hiệu quả và đi vào cuộc sống, Đoàn Thanh niên xã Phú Cần cũng như các tổ chức chính trị - xã hội sẽ tiếp tục vận động và tuyên truyền đến người dân nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội trong phát triển kinh tế xã hội gắn với công tác giảm nghèo. Nâng cao năng lực quản lý và công tác kiểm tra, giám sát đối với các tổ tiết kiệm  và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội và tình hình sử dụng vốn của người vay; Công tác thông tin về tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn vay theo quy định một cách nhanh chóng,hiệu lực và hiệu quả và thực sự đó là Ý Đảng lòng dân.
Đinh Văn Nam
 

Other

Thông tin liên hệ

Cơ quan: Xã Phú Cần - Huyện Krông Pa - tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: Xã Phú Cần - Krông Pa
Điện thoai: (059)3 - Fax: (059)3 - Email: phutuc@gialai.gov.vn
Người chịu trách nhiệm: Tô Văn Chánh - Chủ tịch UBND huyện Krông Pa
Giấy phép: 04/GP-TTĐT ngày 24/5/2016 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.
 
Copyright © 2017