27/05/2019
Đã thành thông lệ, từ ngày 15-4 đến 15-5 “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” được triển khai sôi nổi trên phạm vi cả nước. Tháng hành động là điểm nhấn xuyên suốt trong năm nhằm tăng cường việc thực hiện các quy định pháp luật về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng.
Tháng hành động năm 2019 với chủ đề “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Tháng hành động được tổ chức nhằm tăng cường công tác giáo dục, truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm. Hoạt động cũng nhằm đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tăng cường kiểm tra, thanh tra, nêu cao vai trò của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giảm ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, kém chất lượng. Cộng đồng trách nhiệm để đảm bảo VSATTP là việc làm cần thiết và thiết thực, nhưng trên thực tế vấn đề thiếu ý thức của một số cơ sở sản xuất kinh doanh và ý thức tiêu dùng chủ quan đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đúng quy định, đảm bảo sản phẩm an toàn lại chưa được người tiêu dùng lựa chọn.
Trên địa bàn huyện Krông Pa, việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm chủ yếu vẫn là nhỏ lẻ, phân tán. Nhận thức về VSATTP của người sản xuất, người tiêu dùng nhất là người dân còn rất hạn chế. Công tác đảm bảo VSATP ở cấp xã chưa được quan tâm đúng mức. Ô nhiễm thực phẩm vẫn tồn tại ở tất cả các khâu nuôi trồng, chế biến, bảo quản thực phẩm. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, chính quyền, người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng chưa cao, các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi và chế biến thực phẩm chủ yếu vẫn ở trình độ thấp, hệ thống quản lý VSATTP ở các cấp còn chưa hoàn chỉnh, năng lực quản lý còn hạn chế, đặc biệt là chính quyền cấp xã chưa quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo thực hiện công tác quản lý VSATTP.
Để khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý về chất lượng VSATTP, lập lại trật tự kỷ cương trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”, từ năm 1999 Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị hàng năm tổ chức “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh thực phẩm” để báo động và thức tỉnh cho toàn xã hội về những nguy cơ mất VSATTP, huy động toàn thể nhân dân, các cấp chính quyền địa phương, các bộ ngành các cơ quan và cả cộng đồng tham gia vào việc tích cực phòng chống ngộ độc thức ăn, bệnh dịch do ăn uống và lập lại kỷ cương trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống. Thực tế trên đại bàn huyện những năm gần đây, tình hình ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể hay tại các bữa tiệc lễ hiếu, hỉ đã không có vụ ngộ độc nào xảy ra. Nhằm tăng cường công tác giáo dục, truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến VSATTP. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP. Đẩy mạnh công tác kiểm tra về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm. Nêu cao vai trò của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.
Ngoài các hoạt động thường xuyên bảo đảm chất lượng, an ATTP, “Tháng hành động vì ATTP” năm 2019 là điểm nhấn trong năm, tạo động lực thúc đẩy tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông để nâng cao hơn nữa ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về ATTP trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất ngộ độc thực phẩm nhất là là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn. Gắn trách nhiệm của UBND các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương với các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội trong đảm bảo an toàn thực phẩm; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. UBND các cấp tập trung chỉ đạo và quan tâm bố trí nguồn lực cho công tác bảo đảm ATTP; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận và các tổ chức chính trị, xã hội trong việc bảo đảm ATTP; phát huy ý thức trách nhiệm của cộng đồng, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm ATTP.
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, quyền được sử dụng thực phẩm an toàn là quyền cơ bản của mỗi công dân. Để bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương thì mỗi cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm hãy nêu cao trách nhiệm và mỗi người dân hãy là những người tiêu dùng thông thái để bảo vệ sqức khỏe của chính mình và gia đình./.
Quang Ngọc
Trung tâm VH, TT&TT huyện Krông Pa